Một số hình ảnh các bạn tham gia trực tiếp lớp thiết kế rập tay tại trung tâm THỊNH VƯỢNG
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt trong tình hình khó khăn do dịch Covid-19, dù ở quy mô nào, nếu không thay đổi, nắm bắt kịp thời các xu hướng công nghệ doanh nghiệp sẽ khó tồn tại, phát triển.
Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) về thực trạng chuyển đổi số của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam được công bố mới đây cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã thực sự coi chuyển đổi số là quá trình tất yếu để mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn, chuyên nghiệp hơn và gia tăng năng suất lao động cũng như xây dựng chân kiềng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Nhìn chung, hạ tầng phần cứng trong các doanh nghiệp lớn hiện nay đáp ứng khá tốt nhu cầu của quá trình số hóa doanh nghiệp với trên 89% ý kiến phản hồi đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Phần lớn các doanh nghiệp cũng đều hiểu rõ viễn cảnh tương lai của ngành và doanh nghiệp trong kỷ nguyên số và chỉ khoảng 1/3 số doanh nghiệp tham gia khảo sát còn tỏ ra chậm trong nỗ lực chuyển đổi.
Theo Vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) - Bộ Công Thương, để đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh cách mạnh công nghiệp (CMCN) 4.0, thời gian qua, một số tập đoàn, tổng công ty ở một số ngành như điện lực, dầu khí, dệt may, bia, rượu, nước giải khát… đã có mức độ ứng dụng công nghệ tiên tiến ở mức cao, tiệm cận với các công nghệ của CMCN 4.0.
Để hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, những ưu tiên triển khai của Bộ Công Thương trong thời gian qua đã tập trung nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp khi tham gia vào cuộc CMCN 4.0. Ví dụ như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo hiểu biết và nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, đặc trưng, cơ hội và thách thức của CMCN 4.0 đối với DN ngành Công Thương.
Bên cạnh đó, thúc đẩy công tác nghiên cứu, ứng dụng KH&CN về CMCN 4.0, hỗ trợ các DN thực hiện chuyển đổi số, xây dựng các mô hình thí điểm về nhà máy thông minh trong ngành Công Thương. Bộ Công Thương cũng đã chủ động lồng ghép triển khai các nhiệm vụ, dự án hỗ trợ DN trong các chương trình KH&CN hiện có của Bộ. Ngoài ra, Bộ Công Thương đã hoàn thành xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển nhân lực kỹ thuật công nghệ chất lượng cao phục vụ sản xuất trong bối cảnh và yêu cầu của cuộc CMCN 4.0.
Các chuyên gia nhận định, kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội tốt để kinh tế Việt Nam có thể tận dụng. Thông qua thiết lập một môi trường thể chế minh bạch, rõ ràng, thuận lợi, Chính phủ cần thúc đẩy một cách có hiệu quả và bảo đảm cho phát triển kinh tế số. Cụ thể là tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực và đặc biệt chú trọng đến đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số, cũng như các giải pháp công nghệ số trong bối cảnh thời đại mới.
Theo các chuyên gia, quá trình chuyển đổi số có thể vẫn chưa đạt tới thành công nếu chưa tìm được hướng đi đúng với công nghệ phù hợp, nhưng nếu không thay đổi thì doanh nghiệp sẽ chắc chắn thất bại và không thể trụ lại thị trường. Do vậy, doanh nghiệp cần xác định chuyển đổi số là một chiến lược trọng tâm, là nhiệm vụ của toàn tổ chức và nghiêm túc thực hiện. Là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhì khu vực, với đội ngũ nhân sự trẻ đầy tài năng và sức sáng tạo, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng chuyển đổi số và khai thác các nguồn lực tiềm ẩn.
Hiện nay, năng suất lao động phụ thuộc rất lớn vào cuộc cách mạng công nghệ. Theo đó, quốc gia nào tận dụng được cuộc cách mạng 4.0 thì sẽ cho năng suất lao động cao, phát triển nhanh về phía trước. Vì vậy, đối với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này cần có sự chủ động, đi trước. Đồng thời, phải có những bước đi táo bạo, mạnh mẽ để tận dụng được những lợi thế từ cuộc cách mạng này đem lại.